Việc lựa chọn sơn nhà đẹp, chất lượng là điều cần thiết để bạn sở hữu một căn hộ đẹp, giá trị thẩm mỹ cao. Tuy nhiên, theo quan niệm nhiều người, màu sơn còn cần phải phù hợp với mệnh của gia chủ thì mới đảm bảo phong thủy về tài lộc cũng như sự bình an cho các thành viên trong gia đình. Vậy phải lựa chọn màu sơn theo phong thủy như thế nào mới phù hợp với mệnh của chủ nhà?Người phương Đông luôn tin chuộng các yếu tố phong thủy, họ sống tâm linh kể cả trong công việc và cuộc sống. Do vậy, trong các công trình xây dựng nhà cửa, việc lựa chọn hướng nhà, kiểu dáng thiết kế, nội thất cũng như màu sắc đều cần sự tương quan nhất định. Việc lựa chọn màu sắc sơn cho ngôi nhà luôn được nhà chủ quan tâm. Để lựa chọn được màu sơn hợp phong thủy, cho cuộc sống yên bình và việc làm ăn thuận lợi, hãy cùng với Sơn Polux tham khảo bài viết dưới đây!
1. Cách tính cung mệnh theo năm sinh của gia chủ
Theo học thuyết ngũ hành, Trái Đất được cấu tạo bởi 5 yếu tố chính là: Kim – Mộc – Thủy – Hỏa – Thổ, đi kèm với nó là các yếu tố phụ như Phong – Lôi – Điện Từ để tạo ra môi trường sống của chúng ta. Trong đó, 5 yếu tố chính gọi là Ngũ hành: Hành Kim, Hành Mộc, Hành Thủy, Hành Hỏa, Hành Thổ.
Mỗi một năm sẽ có một Hành đại diện tương ứng. 05 Hành sẽ theo một chu kỳ thời gian xác định mà luân phiên hoán chuyển. Chính xác ở đây là 2 năm một lần. Và những người sinh ra trong năm nào thì bản Mệnh của họ sẽ là Hành của năm đó. Bạn có thể tra khảo bảng mệnh theo năm sinh dưới đây để có thể chọn màu sơn nhà theo phong thủy một cách chính xác.
2. Nguyên Tắc Tương Sinh, Tương Khắc Trong Ngũ Hành
Theo thuyết ngũ hành, mỗi mệnh sẽ có những màu tương sinh tương khắc khác nhau. Cũng dựa trên cơ sở này, chủ nhà có thể lựa chọn màu sơn phù hợp với mệnh tương sinh của mình.
+ Tương sinh: chính là bồi đắp, nuôi dưỡng, tạo điều kiện tốt để phát triển lớn mạnh. Trong Ngũ hành quy luật tương sinh sẽ là: Mộc sinh Hỏa, Hỏa sinh Thổ, Thổ sinh Kim, Kim sinh Thủy, Thủy sinh Mộc.
+ Tương khắc: chính là khống chế, ngăn cản, cản trở, khiến đối phương trở nên suy yếu và thậm chí là bị hủy diệt. Trong Ngũ hành quy luật tương khắc sẽ là: Kim khắc Mộc, Mộc khắc Thổ, Thổ khắc Thủy, Thủy khắc Hỏa, Hỏa khắc Kim.
Nhiệm vụ bây giờ của bạn là xác định Mệnh tương sinh và Mệnh tương khắc đối với bản Mệnh của mình. Và phải luôn nhớ rằng: Mệnh tương sinh sẽ ảnh hưởng tốt đến bản thân, và Mệnh tương khắc sẽ ảnh hưởng xấu đến bản thân.
3. Màu Sắc Theo Bản Mệnh
Mỗi màu sắc tương ứng với một hành nhất định: Kim hợp màu vàng nhạt, trắng, Mộc hợp xanh lá cây, Thủy hợp với màu đen, tím, xanh nước biển, Hỏa ứng với đỏ, hồng, Thổ ứng với nâu hay vàng đất.
Gia chủ có thể lựa chọn màu sơn tương ứng cho căn hộ mình sở hữu dựa trên sự tương sinh trong ngũ hành. Dựa vào Bảng màu sắc theo bản Mệnh dưới đây, bạn hãy xác định và ghi chú lại 3 nhóm màu chính đó là: Màu sắc bản Mệnh, Màu sắc tương sinh và Màu sắc tương khắc.
4. Nguyên Tắc Chọn Màu Sơn Nhà Theo Phong Thủy
Khi vận dụng màu sắc theo phong thủy vào nhà ở, chúng ta sẽ dựa trên nguyên tắc tương sinh – tương khắc với bản Mệnh của gia chủ. Tức là, sẽ chọn dùng màu bản Mệnh hoặc màu của Hành tương sinh với bản Mệnh.
Tuy nhiên, để có được một ngôi nhà đẹp thì lại phải có ít nhất từ 2 – 3 màu sơn. Do đó, bạn có thể lựa chọn theo nguyên tắc cơ bản dưới đây:
+ Màu sơn phòng khách: nên chọn màu tương sinh với mệnh của bạn – người đứng tên căn nhà, đồng thời chọn các màu nhấn, màu đồ nội thất trang trí tương sinh với Mệnh của các thành viên khác trong gia đình. Điều này sẽ tạo ra một không gian thuận lợi không chỉ cho bạn mà còn cho tất cả các thành viên trong gia đình.
+ Màu sơn phòng ngủ hai vợ chồng: tốt nhất là có thể chọn được màu sắc phù hợp với Mệnh của cả hai vợ chồng. Nhưng trong trường hợp không được thì bạn có thể sử dụng 2 tông màu cho phòng ngủ: một màu hợp với bạn, một màu hợp với bà xã.
+ Màu sơn phòng ngủ của con: Bạn nên chọn lọc theo trật tự nguyên tắc sau đây: (1) hợp với bạn và con, (2) hợp với con bạn, (3) không tương khắc với bạn.
+ Màu sơn phòng bếp và phòng tắm: Ở hai khu vực này, bạn có thể chọn những tông màu mà mình ưa thích hoặc phù hợp mà không cần để ý quá nhiều đến sự tác động của phong thủy – ngũ hành. Ví dụ: ở phòng bếp bạn thể chọn những tông màu tạo cảm giác bình yên, thoải mái để có được một bữa ăn nhẹ nhàng, ngon miệng như: màu ngọc lam, màu xanh da trời. Hoặc nếu bạn thích một cảm giác ấm cúng trên bàn ăn, thì có thể tô điểm thêm những nét nhấn màu đỏ, màu vàng.